Chăm sóc trẻ em bị bệnh viêm tai giữa

bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở tai giữa, có thể gây đau và sưng tấy. Nó có thể do vi-rút hoặc vi khuẩn gây ra và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Viêm tai giữa có thể là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng với sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, hầu hết các bé sẽ hồi phục nhanh chóng.

Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ, với tình trạng nhiễm trùng tai gây ra đau tai, sốt, và rối loạn thính lực.

Viêm tai giữa thường xảy ra sau khi giảm trẻ bị cảm lạnh. Dịch có thể ứ ở trong tai, phía sau màng nhĩ. Dịch này có thể bị nhiễm khuẩn và lan vào màng nhĩ gây ra phồng màng nhĩ và các triệu chứng khác.

Một số trẻ, dịch trong tai có thể tồn tại vài tuần đến vài tháng sau đợt đau tai dù nhiễm trùng đã hết. Dịch tai có thể gây ra tình trạng mất hoặc giảm thính lực nhẹ và tạm thời. Nếu mất thính lực kéo dài sẽ dẫn tới các vấn đề ngôn ngữ, lời nói, gây ảnh hưởng tới việc tập nói, phát âm, học tập của trẻ.

Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, các triệu chứng bao gồm: sốt, đau hoặc khó chịu trong tai, ôm tai, chảy dịch – mủ ở tai, giảm thính lực, trẻ không nghe được, hoặc phải nghe với âm thanh lớn,… Quấy khóc, ít vận động, ít chơi hơn bình thường, chán ăn, ăn kém, nôn, hoặc đi ngoài phân lỏng.

Ở trẻ lớn, các triệu chứng thường bao gồm đau tai, hoặc mất thính lực tạm thời.

Làm gì nếu nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa?

Nếu bạn nghĩ con mình bị viêm tai giữa, hãy cho trẻ đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, kiểm tra, nhìn – soi tai trẻ.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, có thể cho trẻ uống thuốc để giảm đau (nếu đau tai) hoặc hạ sốt (nếu sốt). Không bao giờ sử dụng Aspirin cho bệnh nhân dưới 18 tuổi, vì có thể gây ra hội chứng Reye – một tình trạng rất nguy hiểm.

Đa phần bác sĩ không khuyên bạn điều trị viêm tai giữa bằng thuốc cảm và ho. Những loại thuốc này có thể có những tác dụng phụ bất lợi cho trẻ.

Bí quyết giúp trẻ giảm số lần bị viêm tai giữa - Ảnh 2.

Khi trẻ bị bị viêm tai giữa được điều trị như thế nào?

Có thể điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh- thuốc có thể diệt được vi khuẩn gây ra viêm tai giữa. Tuy nhiên không phải lúc nào bác sĩ cũng kê đơn kháng sinh cho viêm tai giữa. Bởi nếu viêm tai do virus thì kháng sinh không tiêu diệt được. Thêm nữa là nhiều trẻ bị viêm tai giữa có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh.

Bác sĩ thường kê đơn kháng sinh cho trẻ dưới 2 tuổi bị viêm tai giữa. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, đôi khi không sử dụng kháng sinh.

Bác sĩ cũng có thể để nghị theo dõi triệu chứng của trẻ trong 1 hoặc 2 ngày trước khi sử dụng kháng sinh nếu:

– Trẻ trông có vẻ khỏe mạnh.

– Sốt và đau tai không nghiêm trọng.

Xem ngay:  Hướng dẫn cách làm slime đơn giản cho con nhỏ

– Cha mẹ có thể thảo luận với bác sĩ về việc dùng kháng sinh cho trẻ hay không. Điều này cũng phụ thuộc vào tuổi của trẻ, các vấn đề sức khỏe đi kèm và số lần bị viêm tai trong quá khứ.

Khi nào nên gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ?

Cha mẹ hoặc người chăm trẻ nên gọi bác sĩ:

– Sau 1-2 ngày, nếu bạn đang theo dõi triệu chứng của trẻ. Nếu đau và sốt không cải thiện, có thể bác sĩ sẽ kê kháng sinh.

– Sau 2 ngày, nếu trẻ đang dùng kháng sinh và triệu chứng không cải thiện hoặc xấu đi.

Bạn cũng nên cho trẻ khám lại sau 1-2 tháng bị viêm tai giữa, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, hoặc trẻ có các vấn đề về ngôn ngữ hoặc học tập. Bác sĩ sẽ kiểm tra tai xem còn dịch trong tai? Đôi khi trẻ cần làm các bài kiểm tra về thính lực.

Nếu còn dịch trong tai, gây mất thính giác và không biến mất sau vài tháng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị để giúp thoát dịch- đó là phẫu thuật đặt ống thông tai vào màng nhĩ.

Bạn có thể làm gì để giúp trẻ giảm số lần bị viêm tai giữa?

Nếu con bạn đã bị nhiễm trùng tai nhiều lần, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ về các cách để ngăn chúng tái diễn. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị tiêm vắc-xin (những vắc-xin mà con bạn chưa tiêm đủ hoặc vắc-xin chống lại các mầm bệnh thông thường).

Bác sĩ sẽ tính đến những rủi ro và lợi ích của từng lựa chọn của con bạn để xác định hướng hành động tốt nhất.